Thị trường salon tóc hiện nay cạnh tranh rất mạnh mẽ, từng yếu tố kinh doanh đều được các chủ đầu tư thực hiện rất chỉn chu. Thiết kế salon tóc cũng vậy, đòi hỏi đạt được các tiêu chuẩn chung của ngành và phải tạo nên những khác biệt riêng. Hãy cùng Ken Plus tìm hiểu “tất tần tật” về thiết kế salon tóc chuyên nghiệp qua bài viết này nhé!
1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SALON TÓC CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Vị trí
Để lựa chọn được một vị trí mở salon tóc phù hợp là một bài toán không hề dễ dàng. Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc, trong đó có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như:
Định vị khu vực bán hàng
Người ta nói “ buôn có bạn bán có phường” câu này rất chuẩn, tại sao vậy? Khi bạn định mở salon tóc, ít nhất bạn phải đến những khu vực hay tuyến đường nhiều cơ sở làm đẹp hoặc các khu phố nhiều người qua lại sầm uất. Tất nhiên vẫn có một số trường hợp họ mở ở nơi hoang vu mà vẫn đông khách nhưng đây là số ít, chả dại gì đi bắt chước.
Chỗ để xe
Chỗ để xe cực kỳ quan trọng, nhất là những trong kinh doanh salon tóc bởi làm tóc thường rất lâu và cần một chỗ để xe an toàn, giúp khách hàng yên tâm trong thời gian làm tóc rất lâu. Bạn cần phải tính được điểm hòa vốn của mô hình kinh doanh, từ đó tính tiếp số lượng khách cần phải có trong ngày, rồi xem mình cần để tối đa được bao nhiêu xe
Mặt tiền
Không lựa chọn những mặt tiền <4m mà bị chướng ngại vật ví dụ như sau:
- Cạnh bãi xe Bus
- Có cây chắn ngang
- Có bốt điện phía trước
- Cột điện che khuất
Mặt tiền bị cây, cột điện che chắn
Việc chọn lựa vị trí cho Salon không chỉ phụ thuộc và số tiền khởi nghiệp ban đầu bạn có, mà còn phụ thuộc vào quy mô cơ sở bạn muốn phát triển, vị trí đó còn trống hay không, đối thủ cạnh tranh xung quanh và khả năng đáp ứng các chính sách cũng như yêu cầu của địa phương về việc xây dựng/cải tạo cơ sở để làm cửa hàng/cửa hiệu.
Mặt tiền đẹp, thông thoáng
1.2. Quy mô
Trước khi mở tiệm salon tóc, chủ tiệm cần đánh giá xem mô hình mình muốn xây dựng có quy mô lớn nhỏ như thế nào, vị trí salon ở đâu, đối tượng khách mình muốn nhắm tới ở phân khúc nào, những loại hình dịch vụ mình muốn đem lại là gì, mức giá tiệm mong muốn thu từ khách, giá trị và chất lượng của tiệm mang lại cho khách.
Chủ tiệm salon nếu chỉ muốn thu hút các khách hàng trong khu vực, nếu muốn mang lại những dịch vụ căn bản với mức giá phải chăng thì không cần phải xây dựng một mô hình salon hoành tráng tốn kém ban đầu. Và ngược lại, nếu chủ tiệm có tay nghề cao muốn mở tiệm với quy mô lớn hơn, nhiều trang thiết bị và nhân viên phục vụ, đối tượng khách hàng chấp nhận mức giá cao hơn cho dịch vụ làm đẹp của tiệm thì nên nhắm tới việc đầu tư mạnh ngay từ đầu cho tiệm của mình. Từ việc xác định quy mô, chủ đầu tư sẽ xác định được diện tích mặt bằng mong muốn, số ghế làm dịch vụ trong cửa hàng, và phân khúc giá cho dịch vụ sản phẩm của salon.
1.3. Nhân viên
Nhân viên là bộ mặt của salon, là người tiếp xúc và làm trực tiếp dịch vụ cho khách hàng, nên đối với ngành làm tóc, đào tạo nhân viên là đặc biệt quan trọng.
Đào tạo về kiến thức, tay nghề về dịch vụ
Sau khi tuyển dụng nhân viên, chủ salon cần đào tạo cho nhân viên nắm rõ về sản phẩm dịch vụ. Các loại sản phẩm mà cửa hàng cung cấp, công dụng, lợi ích của sản phẩm, đối tượng khách hàng sử dụng phù hợp. Việc nắm rõ về sản phẩm mình bán là vô cùng quan trọng, giúp nhân viên tư vấn tốt và tự tin khi bán hàng. Cụ thể, nhân viên cần nắm rõ về đặc điểm các kiểu tóc, đặc điểm các loại thuốc làm hóa chất, dụng cụ máy móc và cuối cùng là kĩ năng làm tóc.
Ngoài ra, chủ cửa hàng cũng nên cung cấp cho nhân viên kiến thức về các dịch vụ sản phẩm cạnh tranh, lợi thế so sánh giữa sản phẩm của salon tóc mình so với các đối thủ, điều này giúp nhân viên tư vấn và thuyết phục khách hàng tốt hơn.
Đào tạo về văn hóa làm việc cho nhân viên
Đối với các salon hiện việc đào tạo về cách tư vấn khách hàng rất được chú trọng, tuy nhiên không phải chủ salon nào cũng nắm được cốt lõi để xây dựng nên một phong cách tư vấn chuyên nghiệp, thu hút là từ văn hóa làm việc. Xây dựng và đào tạo văn hóa làm việc cho nhân viên không những giúp việc kinh doanh hiệu quả, bền vững mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn trong mắt khách hàng.
Chủ salon nên xây dựng các chuẩn mực văn hóa ứng xử trong công việc và khuyến khích nhân viên thực hiện, như văn hóa trung thực với khách hàng, văn hóa giúp đỡ với đồng nghiệp…Bên cạnh đó, chủ salon cũng đừng quên đầu tư đồng phục cho nhân viên để tạo nên một salon chuyên nghiệp
Đào tạo về cách tư vấn
Về làm tóc, khách hàng thường không thể hiểu về chất tóc, đặc điểm khuôn mặt và đặc điểm kiểu tóc. Không những thế, làm tóc như thế nào là một quyết định cần cân nhắc nhiều. Khác với các sản phẩm như ốp điện thoại, quần áo, ví,... nếu khách hàng không thích có thể dễ dàng mua thay thế các khác, thì mái tóc sẽ gắn liền với khách hàng trong một thời gian dài, không dễ dàng để sửa nếu như làm tóc không ưng. Do đó, việc tư vấn khi làm tóc là rất quan trọng, Ken Plus để dành riêng một mục sau để nói kỹ hơn về việc đào tạo tư vấn bán hàng.
1.4. Các khu công năng cơ bản
Theo xu hướng hiện tại salon sẽ bao gồm 5 phân khu chính:
- Khu tiếp đón: quầy tiếp đón, ghế chờ và check in, tủ đồ khách, khu vực nước uống đồ ăn nhẹ hoa quả bánh kẹo.
- Khu làm tóc: Khu Ghế cắt, Khu ghế ngoáy tai, Khu giường ngoáy tai, khu giường gội + massage, khu hấp uốn,..
- Khu kho : Nguyên vật liệu.
- Khu vệ sinh và giặt
- Khu nghỉ ngơi nv
Tùy vào diện tích mặt bằng, số tầng và quy trình vận hành mà các khu vực này có thiết kế bố cục khác nhau. Hiện nay, các salon đã biến hóa rất nhiều kiểu bố cục mặt bằng công năng đa dạng.
1.5. Tư vấn nhân viên
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đào tạo, một nhân viên cần có những kỹ năng cơ bản như:
Kỹ năng chào: Khi khách hàng bước vào tiệm, việc đầu tiên nhân viên cần làm là chào với một nụ cười thân thiện, và đừng quên chào khách hàng khi họ ra về, nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và có thiện cảm với bạn.
Kỹ năng đặt câu hỏi: Những câu hỏi thông minh, khéo léo giúp nhân viên nắm được nhu cầu của khách hàng để tư vấn kiểu tóc, phù hợp nhất với nhu cầu đó.
Đàm phán thuyết phục: Nhân viên cần nắm rõ về sản phẩm và lợi ích của sản phẩm, kiểu tóc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn và tin vào sự lựa chọn đó.
Xử lý tình huống: Chủ tiệm cần hướng dẫn nhân viên cách xử lý những tình huống thường xảy ra khi tư vấn và làm dịch vụ để có thể chủ động như khi khách hàng giận dữ, khách hàng từ chối, khách hàng không hài lòng sau khi làm tóc xong không được như mong muốn của họ,...
2. PHONG CÁCH THIẾT KẾ SALON VÀ MẪU THIẾT KẾ SALON TÓC ĐẸP
2.1. Phong cách Hiện đại
Đây là phong cách thiết kế salon được ưa chuộng và thịnh hành nhất hiện nay bởi sự tiện lợi, đơn giản mà vẫn mang đến nét tinh tế, độc đáo. Thiết kế salon tóc đẹp phong cách hiện đại là lựa chọn an toàn giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế thi công, đáp ứng thị hiếu của đa dạng khách hàng.Hair salon 30 Shine
Đặc trưng của phong cách này là cách sắp xếp hình khối không gian theo hướng tự do, phóng khoáng, phi đối xứng. Những gam màu trung tính, sáng như: màu trắng, đen, be, nâu, xám,...được ưa chuộng sử dụng trong phong cách này. Vật liệu thiết kế thường thấy trong phong cách này có thể kể đến như: nhôm, kính, gỗ,...mang hơi thở phóng khoáng, hiện đại mà không kém phần tinh tế. Thiết kế nội thất salon tóc phong cách hiện đại được giản lược nhiều chi tiết, màu sắc mang tính tương phản mạnh, chi tiết được sắp xếp gọn gàng, khoa học.
Salon theo phong cách Hiện đại
Nhìn chung, với phong cách thiết kế này, bạn có thể tự do sáng tạo dựa trên đặc trưng sẵn có tạo nên thiết kế salon thu hút theo mong muốn.
2.2. Phong cách Industrial
Phong cách thiết kế công nghiệp industrial lấy cảm hứng từ những khu công nghiệp, nhà xưởng bị bỏ hoang trong thời đại xưa. Phong cách thiết kế này mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo, cuốn hút pha chút bụi bặm, phá cách và hoài niệm về một thời đã qua, đặc biệt phù hợp với thị hiếu giới trẻ. Nét đặc trưng của phong cách này là những bức tường thô được làm bằng bê tông mài, gỗ tự nhiên hay tường gạch thô,...Vật liệu chủ yếu được sử dụng là kim loại tối màu, gương, kính.
Hair salon theo phong cách Industrial
Màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất salon tóc phong cách industrial là gam màu tối, sẫm như: màu đen, màu xám, navy, gỗ nâu sậm,... thể hiện sự mạnh mẽ, bụi bặm.
Với tông màu trầm chủ đạo nên ánh sáng trong phong cách này giữ vai trò đặc biệt quan trọng, hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho các không gian. Khuyến khích bạn nên sử dụng đèn âm trần, đèn chùm cổ điển cùng với đèn trực tiếp tại các khu vực để đảm bảo ánh sáng và mang đến sự tinh tế trong thiết kế.
2.3. Phong cách Barber shop cổ điển
Barber thường là các tiệm cắt tóc nam, và có đôi chút đặc điểm khác với một salon tóc.
- Thứ nhất, salon tóc dành cho cả nam và nữ, Barber shop lại là thánh địa của đàn ông.
- Thứ hai, phong cách thợ tóc của salon là gọn gàng, chỉn chu theo phong cách nam giới hiện đại, còn ở Barber shop họ lại theo kiểu bụi bặm, nam tính, thường để râu và nhiều hình xăm nghệ thuật. Thậm chí ăn mặc hơi dị.
- Thứ ba, về dịch vụ sản phẩm. Salon tóc có sản phẩm đa dạng, nhiều phong cách, phù hợp hài hoà với nam giới châu Á còn dịch vụ của Barber shop mang đậm phong cách sắc nét, vuông vắn, nam tính, lịch lãm chuyên kiểu tóc cổ điển. Không update xu hướng hiện đại. Phù hợp với đàn ông Châu Âu.
Mặc dù loại hình Barber shop khi về đến Việt Nam đã có nhiều thay đổi biến tấu phù hợp với khách hàng nhưng vẫn giữ những khác biệt cốt lõi. Do đó nên phong cách thiết kế của Barber shop cũng có những yêu cầu riêng. Phong cách Industrial hoặc phong cách cổ điển của châu Âu - nguồn gốc của Barber shop sẽ vô cùng phù hợp.
Tiệm Liêm Barber shop nổi tiếng
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là một trường phái nghệ thuật bắt nguồn từ châu Âu và được sử dụng rộng rãi trong suốt từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Thiết kế nội thất cổ điển áp dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng vô cùng khắt khe. Một trong những đặc trưng của phong cách này là sự trau chuốt tỉ mỉ, cầu kỳ, đường nét hoa văn chạm trổ công phu, đẹp mắt tạo nên vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng.
Màu sắc thường sử dụng là những tông màu trầm tính, ấm áp có nét nhẹ nhàng, tinh khiết. Dựa trên màu nền như vậy thì các chi tiết cầu kỳ, dát vàng, ánh kim mới có thể nổi bật lên và thể hiện đúng vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp.
Barber shop đặc trưng phong cách cổ điển
Chất liệu được lựa chọn để sử dụng cho nội thất trong phong cách thiết kế cổ điển luôn là những chất liệu cao cấp nhất như: da, đá, gỗ tự nhiên, … Kết hợp cùng những chi tiết cầu kỳ, tỉ mỉ của nội thất, chất liệu sẽ làm tôn lên kiểu dáng của đồ nội thất, tạo ra một không gian sang trọng, quý phái cho ngôi nhà và thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.
Điểm nhấn trong trang trí salon tóc là để thu hút được sự chú ý và ánh nhìn của khách khi bước vào không gian. Chính vì thế, đối với căn phòng được thiết kế theo phong cách cổ điển, điểm nhấn thường sẽ là những chi tiết lớn. Có thể là những bộ bàn ghế lớn, chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoặc có thể là một bức tranh về một mái tóc đẹp có bộ khung lớn, đầy sang trọng.
2.4. Phong cách Luxury
Một lựa chọn không kém phần thích hợp bên cạnh phong cách tân cổ điển cho những chủ đầu tư muốn hướng tới phân khúc cao cấp hơn đó là phong cách luxury. Thiết kế tiệm cắt tóc phong cách luxury với ưu điểm làm nổi bật được tính cá nhân, phong cách riêng của tiệm. Những ý tưởng từ trong bản phác thảo sẽ được thể hiện đầy đủ trong không gian. Từng chi tiết ấy đều được biến hoá để đạt được độ hoàn hảo cao nhất.
Hair salon Royal Nguyễn tại Hà Nội
Đối với các thiết kế khác, màu sắc thiết kế có thể dựa vào sự hoà hợp giữa nội thất, ngoại thất hoặc các yếu tố đơn khác. Tuy nhiên, trong thiết kế nội thất phong cách Luxury, kiến trúc sư cần phải có cái nhìn bao quát trong tất cả chi tiết, để tạo ra được thiết kế đồng nhất trong khối toàn diện. Đồng thời toát lên vẻ đẳng cấp riêng biệt. Màu sắc đối Luxury thường không cố định và không giới hạn sự phá cách.
Hair salon theo phong cách Luxury
Thực sự khi nhắc đến từ Luxury ắt hẳn mọi người đều nghĩ ngay đến những chất liệu cao cấp, đắt đỏ và hiếm thấy. Những nguyên vật liệu được sử dụng để chế tác nội thất trong phong cách thiết kế Luxury đều để bậc thượng lưu sử dụng. Bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp của đồ nội thất được làm bằng: kim loại mạ vàng, gỗ tự nhiên cao cấp, đá cẩm thạch,… xa xỉ. Các vật liệu nội thất được chọn lựa để sử dụng là những đồ cao cấp và độc đáo nhất, kèm theo là giá thành đắt đỏ.
Hair salon theo phong cách Luxury với các bề mặt được ốp đá sang trọng
3. THIẾT KẾ CÔNG NĂNG SALON TÓC
Cụ thể hơn về việc bố trí công năng salon tóc, chúng ta sẽ liệt kê chi tiết các công năng cần có trong một salon:
- Lễ tân và pha chế cho khách
- Tiếp đón ngồi chờ
- Để đồ của khách
- Cắt nam/nữ
- Gội
- Massage lấy ráy tai
- Hóa chất và kho hóa chất
- Sấy tạo kiểu sau cắt
- Trưng bày sản phẩm
- Phòng nhân viên
- WC
- Phơi đồ
Ngoài ra, một số chủ đầu tư cũng tích hợp các dịch vụ bổ sung vào salon của mình nên sẽ có thêm các khu công năng khác như nail, phun xăm, uốn mi,...
Một số chú ý khi thiết kế các khu vực công năng trên trong salon tóc
- Khu vực lễ tân: Khu vực này không tốn quá nhiều diện tích, có thể bố trí linh hoạt ở nhiều khu vực trong salon. Tuy nhiên, ưu tiên được bố trí ở gần cửa ra vào để khách hàng thuận tiện trong việc ra về và thanh toán, tránh việc khách phải đi vòng xuống tận cuối salon để thanh toán rồi lại vòng ra.
Chú ý đến lối đi trong salon
- Lối đi trong salon: Nếu diện tích nhỏ, cần có một thiết kế công năng thật gọn gàng, khoa học để đảm bảo khách hàng vẫn có một lối đi lại thông thoáng bởi khi đi lại với mái tóc nhiều các dụng cụ uốn, nhuộm gắn lên thì không thể thoải mái như bình thường được. Điều này thuộc về trải nghiệm khách hàng, “các vị thượng đế” của bạn chỉ xuống nhiều tiền khi họ cảm thấy thực sự thoải mái khi ghé salon của bạn. Và lối đi lại hay không gian thông thoáng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý này của khách.
- Yếu tố phong thủy: Phong thủy là một yếu tố rất được coi trọng trong việc kinh doanh ở Việt Nam nói chung và thiết kế công năng nói riêng. Một salon luôn muốn đơn vị thiết kế công năng để salon của mình thu hút được thịnh vượng, phát tài phát lộc. Vì vậy đòi hỏi đơn vị thiết kế công năng cần có sự tìm hiểu và bố trí cho hợp lý giữa nhu cầu sử dụng với các yếu tố phong thủy.
4. CHÚ Ý THIẾT KẾ NỘI THẤT SALON TÓC
Thiết kế nội thất salon tóc sẽ chia ra 2 mục, đó là thiết kế nội thất và trang trí.
Về các đồ nội thất, chúng ta có thể kể đến
- Quầy lễ tân
- Giường: gội đầu, làm mi, phun xăm nếu có, massage da
- Gương
- Ghế: làm tóc, làm nail, lấy ráy tai
- Tủ kệ: tủ gửi đồ, để sản phẩm (dầu dưỡng, dầu gội bán kèm, sơn móng, thuốc nhuộm,...)
Về phần trang trí, đây là hạng mục trang trí phụ cho không gian nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và mang đến những nét mới lạ, tạo điểm nhất cho salon của bạn. Nó bao gồm các chi phí như chi phí của hệ thống ánh sáng, màu sắn, tranh tường, giấy dán tường, decal cửa kính,.. thậm chí là đèn led, hệ thống cây xanh,…
Nội thất salon tóc kết hợp khu làm nail
Hai hạng mục chi phí này sẽ thay đổi dựa vào phong cách bản thiết kế. Ví dụ như bạn muốn salon tóc của mình đi theo phong cách luxury, cổ điển, thì các đồ nội thất cũng phải sử dụng những chất liệu cao cấp hơn nên chi phí sẽ tốn kém hơn. Ngược lại, nếu siêu thị mini của bạn đi theo hướng hiện đại, tân cổ điển thì đồ nội thất và trang trí cũng tối giản hơn.
5. DỊCH VỤ THIẾT KẾ THI CÔNG TẠI KEN PLUS
Hiện nay thị trường salon cạnh tranh rất gay gắt với nhu cầu tăng cao của khách hàng, các salon mở ra rất nhiều và phải cạnh tranh đến từng khía cạnh nhỏ chứ không chỉ đơn thuần là chất lượng dịch vụ làm tóc. Đó là phong cách nhân viên, cách thức làm marketing, thiết kế cửa hàng ấn tượng.
Ken Plus đã có kinh nghiệm thiết kế nhiều salon tóc với các phong cách khác nhau với những đặc điểm riêng về công năng, diện tích. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã từng thực hiện các dự án thiết kế thi công spa, shop thời trang. Từ đó, Ken Plus tích lũy và hiểu được về thị hiếu tệp khách hàng đi làm đẹp.
Quy trình dịch vụ thiết kế của Ken Plus gồm 5 bước:
Tư vấn sơ bộ -> Concept ý tưởng chốt mặt bằng (phác thảo) -> Lên phối cảnh -> Hồ sơ kĩ thuật -> Dự toán thi công.
Đối với quy trình thi công, Ken Plus cũng xây dựng 5 bước:
Tư vấn giải pháp -> Chuẩn bị -> Tiến hành thi công -> Nghiệm thu bàn giao -> Bảo hành.
Ở mỗi bước, chúng tôi chỉ rõ những gì cần làm và khách hàng sẽ nhận được gì, bạn có thể tham khảo chi tiết qua bài viết này.
Ngoài ra chủ đầu tư đang muốn tham khảo về chi phí có thể tham khảo về cách tự dự toán hoàn toàn miễn phí qua link này. Bên cạnh đó, Ken Plus cũng cung cấp phương pháp tính điểm hòa vốn theo link này để có một kế hoạch đầu tư tốt nhất và chắc chắn thành công nhất.
6. MẪU THIẾT KẾ SALON TÓC DO KEN PLUS THỰC HIỆN
Mời bạn tham khảo một số dự án salon tóc mà Ken Plus đã thực hiện.
Thiết kế thi công salon tóc Lucky Man tại Ninh Bình
Thiết kế thi công chuỗi salon tóc nam MaxMan cơ sở Phan Thiết - đẳng cấp và sang trọng
Xem thêm dự án Ken Plus đã thực hiện tại website: https://cuahangdep.vn/
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì, đừng ngại ngần liên hệ với Ken Plus để chúng tôi có thể có những tư vấn chi tiết, chuẩn xác và cụ thể hơn với riêng salon tóc của bạn nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các chủ đầu tư để cùng nhau thiết kế salon tóc độc đáo, mang vẻ đẹp riêng khác biệt!