Hướng dẫn cơ bản sử dụng ứng dụng tính điểm hòa vốn

24/09/2019

Sẽ rất khó khăn cho chủ đầu tư khi sử dụng ứng dụng tính điểm hoàn vốn nếu bạn không hiểu về các bước, hay các khâu của ứng dụng này. Vậy nên, bài viết hướng dẫn cơ bản sử dụng ứng dụng tính điểm hòa vốn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và sử dụng ứng dụng này hơn. Cùng tham khảo ngay nhé.


1. Nhập các bước, dữ liệu cần thiết

Bước 1: Nhập dữ liệu đầu tư một lần

Bạn vào đường dẫn https://noithatkendesign.vn/diem-hoa-von

ứng dụng tính điểm hoàn vốn

Đầu tư tiền xây dựng + Nội thất bạn nhập số tiền dự kiến cho đầu việc này. Để tính số tiền này nhanh chóng bạn nhập dữ liệu vào mục tự dự toán nhé https://noithatkendesign.vn/tu-du-toan

+ Ví dụ bạn đầu tư phần dây dựng và nội thất là 500 triệu thì bạn nhập 500 đơn vị là hàng triệu nhé.

Đầu tư trang thiết bị máy móc cũng là khoản đầu tư một lần. Để biết trang thiết bị máy móc của quán trà sữa cần gì bạn vui lòng truy cập vào: https://noithatkendesign.vn/cac-thiet-bi-may-moc-khong-thieu-trong-quan-tra-sua.html

Thiết bị máy móc quán quán cafe bạn truy cập: https://noithatkendesign.vn/diem-danh-6-thiet-bi-may-moc-quan-cafe-khong-thieu.html

Thiết bị cho nhà hàng thì khá rộng bạn nên đọc bài viết này: https://noithatkendesign.vn/mot-so-thiet-bi-nha-hang-can-co-trong-kinh-doanh-nha-hang.html

+ Ví dụ bạn nhập tiền trang thiết bị là 200 triệu.

Chi phí đầu tư một lần khác: ví dụ như chi phí nhượng quyền thương hiệu, tiền mua công thức pha chế, công thức nấu, thuê các đơn vị vận hành setup trước và sau khi khai trương. v.v

+ Ví dụ bạn mua nhượng quyền thương hiệu là 100 triệu.

Thời gian khấu hao: Theo giới đầu tư thì sau khi bỏ tiền mua các tài sản bên trên gồm có đầu tư nội thất, kiến trúc trang thiết bị máy móc bạn sẽ tính và thu hồi dần tiền đó về trong thời gian sau đó. Thông thường trong ngành nhà hàng là 3 năm.

+ Ví dụ khấu hao 3 năm.

Bước 2: Nhập dữ liệu, chi phí hàng tháng

Chi phí thuê mặt bằng ( chi phí hàng tháng) đây là chi phí cố định hàng tháng bạn phải chi trả cho mặt bằng và các yếu tố liên quan như chi phí thuê, chi phí điện, nước, intenet,

+Ví dụ: Thuê nhà là 20 triệu, điện, nước, internet là 5 triệu một tháng thì tổng là 25tr.

Chi phí lương nhân viên hàng tháng: Lương nhân viên mỗi một cửa hàng, nhà hàng lại một khác nhau có nhà hàng trả lương nhân viên cứng, có nhà hàng thưởng theo % doanh số. Chi tiết tính lương trung bình hãy xem bài cách tính lương nhân viên chi tiết sau….

+ Ví dụ tổng lương nhân viên là 50 triệu đồng.

Chi phí Marketing hàng tháng: là tổng ngân sách bạn bỏ ra chạy quảng cáo face, zalo, tờ rơi, xem thêm bài viết cách quảng cáo face nhà hàng

+ Ví dụ ngân sách chạy quảng cáo của bạn là 5 Triệu.

Chi phí khác:Chắc chắn bạn sẽ thấy chi phí đang bị kê thiếu một số hạng mục vì thế các bạn sẽ điền thêm hạng mục còn thiếu vào đây nhé.

+ Ví dụ chi phí phát sinh hàng tháng cho CA Phường là 500.000đ ( lưu ý nhập đơn vị là triệu nhé)

Chi phí phát sinh: cũng khá giống với chi phí khác. Là chi phí không lường trước được, mỗi mô hình kinh doanh lại phát sinh một kiểu.

+ Ví dụ chi phí phát sinh hàng tháng là 500.000đ

Bước 3: Nhập các chỉ số về chi phí biến đổi

Phần trăm Cost/ Giá báo: ai kinh doanh cũng cần phải tính toán phần trăm này. Nó quyết định sự sống còn của mô hình kinh doanh, thông thường trong lĩnh vực đồ uống là 15% - 30% ( đây là chi phí cost trung bình) xem thêm bài tính chi phí cost trung bình tại đây.  

+ Ví dụ bán ra một sản phẩm giá 100k, giá nhập nguyên liệu đầu vào là 22k thì bạn sẽ có chi phí cost trung bình là 22%.

Chi phí nguyên liệu/ sản phẩm Tức là chi phí đầu vào của sản phẩm xem thêm bài chi phí nguyên liệu/ sản phẩm tại đây

+Ví dụ bán ra một sản phẩm giá 100k, giá nhập nguyên liệu đầu vào là 22k thì bạn sẽ có chi phí nguyên liệu/ sản phẩm là 22k. lưu ý đơn vị là hàng triệu bạn nhé.

Doanh thu dự kiến trung bình: tức bạn sẽ tạm tính doanh thu một ngày của bạn là bao nhiêu. Điều này ảnh hưởng đến tính toán thời gian hoàn vốn.

+Ví dụ: doanh thu khảo sát khu vực là 5 – 7 triệu/ ngày thì bạn tạm tính doanh thu của bạn là 6 triệu/ Ngày

2: Cách đọc kết quả

Sau khi bạn nhập 3 bước như trên thì sẽ ra kết quả tôi xin hướng dẫn các bạn như sau:

Chi phí cố định hàng tháng: 103 triệulà các chi phí hàng tháng bạn phải trả bao gồm chi phí nhập ở bước 2 như tiền thuê nhà, lương nhân viên, quảng cáo, khấu hao tài sản .v.v

Chi phí biến đổi sản phẩm:0.022 triệu ( 22k) tức là chi phí cost trung bình cho sản phẩm

Giá bán ra của 1 sản phẩm:0.1 triệu( 100k) Tức là giá thu được bằng tiền mặt sau khi đã trừ các chương trình khuyến mại đi nhé.

Sản lượng hòa vốn/ tháng: 1321( sản phẩm) tức là số sản phẩm( ly, cốc, sét.v.v) bán ra đem lại doanh số có thể trả được các chi phí và chưa đem lại lợi nhuận.

Doanh thu hòa vốn/tháng 132 triệu:  tức là số tiền thu về trên tháng để hòa vốn chưa có lãi.

Doanh thu hòa vốn/ ngày tức là 4.4 triệu: tức là số tiền mà bạn cần thu về trong một ngày để hòa vốn.

Thời gian hòa vốn: 13.47 tháng: là thời gian để tổng doanh thu bằng với tổng chi phí thông số này trong ngành là từ 1 đến 2 năm.

3: Cách phân tích, nhận xét

  1. Màu càng xanh thì càng có số nhỏ tức là bạn sẽ nhanh hòa vốn hơn
  2. Màu càng đỏ là bạn càng lâu hòa vốn
  3. Lỗ: là bạn không có khả năng hòa vốn
  4. Chi phí thuê mặt bằng: với các dữ liệu nhập bên trên bạn sẽ thay đổi tiền thuê mặt bằng từ 13 đến 35 triệu.
  5. Doanh thu hàng ngày: là khi thay đổi doanh thu từ 3 đến 8 triệu thì thời gian hòa vốn sẽ thay đổi thế nào.

Khi kết hợp các thông số lại bạn sẽ đưa ra được kết quả về số tháng hòa vốn theo chi phí thuê mặt bằng và doanh thu.

Ví dụ: Chi phí thuê mặt bằng là 18 triệu và doanh thu/ ngày là 7 triệu thì số tháng hòa vốn sẽ tra như sau.

Kết quả: sau 9 tháng bạn sẽ hòa vốn.

Ví dụ: Chi phí thuê mặt bằng là 30 triệu và doanh thu/ ngày là 5 triệu thì số tháng hòa vốn sẽ tra như sau.

Kết quả: sau 26 tháng bạn sẽ hòa vốn.

4: Đánh giá và phân tích điểm hòa vốn

Để xem chi tiết bạn cần nhập thông tin chính xác của mình vào hệ thống:

Bảng phân tích kết quả kinh doanh

ứng dụng tính điểm hòa vốn

Doanh thu: giả thiết doanh thu của bạn trong thời gian 3 năm.

Dòng tiền: là dòng tài chính của bạn sau thời gian kinh doanh 3 năm

NPV là lợi nhuận của bạn sau khi kinh doanh và quy về thời điểm hiện tại tức là đã trừ đi trượt giá của đồng tiền. ở đây sau khi hoàn vốn bạn sẽ có 1.379.000.000đ ( một tỉ ba trăm bảy mươi chín triệu)

IRR: là tỉ suất hay tiền lãi khi tham gia vào đầu tư dự án này. Nêu bạn gửi ngân hàng thì lãi của bạn nhận được khoảng 7% nhưng đầu tư vào dự án này là 81%

Bài viết nổi bật

Quy trình Thiết Kế Nội Thất Văn Phòng Trọn Gói, Chuyên Nghiệp tại Kenplus

2024th09

Quy trình Thiết Kế Nội Th...
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nội thất văn phòng, Kenplus tự h....
Thiết kế hệ thống cửa hàng chuẩn thương hiệu

2019th12

Thiết kế hệ thống cửa hàn...
Xây dựng và thiết kế một cửa hàng đã khó, xây dựng và thiết kế hệ thống cửa hàng....
Phương án thi công showroom hiệu quả

2019th12

Phương án thi công showro...
Làm thế nào để việc thi công showroom diễn ra nhanh chóng mà vẫn đem lại hiệu qu....
Để có một thiết kế studio độc đáo, ấn tượng

2019th12

Để có một thiết kế studio...
Thiết kế studio là một trong những giai đoạn gây nhiều khó khăn cho chủ đầu....
Những thiết kế cửa hàng làm nên thương hiệu

2019th12

Những thiết kế cửa hàng l...
Nếu bạn nghĩ chỉ những cửa hàng thời trang cao cấp, những tiệm áo cưới sang trọn....
Sai lầm thường gặp trong thiết kế spa

2019th12

Sai lầm thường gặp trong...
Khách hàng đến với spa không chỉ bởi dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng, thái độ....
Thiết kế thi công showroom đảm bảo thẩm mỹ công năng

2019th12

Thiết kế thi công showroo...
Thiết kế và thi công là hai giai đoạn bắt buộc để làm nên một công trình hoàn th....
Tư vấn thiết kế shop tại Hồ Chí Minh

2019th12

Tư vấn thiết kế shop tại...
Thành phố  Hồ Chí Minh được nhận xét là một thành phố có ưu thế vị trí, môi....
Tại sao nên lựa chọn công ty thiết kế cửa hàng chuyên nghiệp

2019th12

Tại sao nên lựa chọn công...
Chúng ta chắc chắn không thể phủ nhận tầm quan trọng của một đơn vị thiết kế chu....
Tất tần tật về thiết kế ảnh viện áo cưới phong cách tân cổ điển

2019th12

Tất tần tật về thiết kế ả...
Phong cách tân cổ điển là một trong những ý tưởng tuyệt vời dành cho chủ đầu tư....
Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng bán điện thoại

2019th12

Lên ý tưởng thiết kế cửa...
Khi nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của khách hàng trong thời đại công nghệ số ngày....
Tư vấn thiết kế shop tại Hà Nội

2019th12

Tư vấn thiết kế shop tại...
Để làm nên một thương hiệu kinh doanh hiệu quả, chủ đầu tư không chỉ chú trọng t....
xem thêm
098 7577726‬ Fb Chat Facebook Z Chat Zalo