Xã hội phát triển, thị trường kinh doanh ngày càng mở rộng với đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, kinh doanh thực phẩm là mảnh đất màu mỡ không thể bỏ qua của các chủ đầu tư. Đi liền với sự phát triển là sức cạnh tranh không hề nhỏ. Một trong những bí quyết giúp cửa hàng thực phẩm thêm độc đáo, thu hút và tạo được dấu ấn riêng chính là thiết kế cửa hàng thực phẩm song hành thời cuộc. Trong bài viết dưới đây, KenPlus sẽ cùng bạn đọc giải đáp những vấn đề xoay quanh thiết kế cửa hàng thực phẩm nhé.
1. Tại sao nên thiết kế nội thất cho cửa hàng thực phẩm
- Tối ưu hoá không gian cửa hàng thực phẩm
Lý do đầu tiên phải kể lợi ích tối ưu không gian khi thiết kế cửa hàng thực phẩm. Chức năng không gian của cửa hàng vô cùng quan trọng dù diện tích mặt bằng của bạn lớn hay nhỏ. Giả sử với một cửa hàng thực phẩm có diện tích lớn nhưng nếu không thiết kế nội thất phù hợp sẽ gây lãng phí không gian, mất đi yêu tố thẩm mỹ và gây ra sự bất hợp lý trong bố cục cửa hàng. Ngược lại, dù diện tích cửa hàng có phần hạn chế nhưng khi biết cách thiết kế nội thất cửa hàng thực phẩm tối ưu thì không gian sẽ được cơi nới, mở rộng một cách rõ rệt. Bởi vậy, thiết kế nội thất sẽ tạo nên tính đồng bộ cho cửa hàng, từ đó quyết định không gian mua sắm cũng như tính thẩm mỹ.
- Gia tăng tính thẩm mỹ cho cửa hàng
Khi xã hội càng phát triển, người tiêu dùng càng thích hướng tới những thiết kế bắt mắt, thu hút. Khi thiết kế nội thất cửa hàng thực phẩm, kiến trúc sư sẽ xem xét môi trường xung quanh, lựa chọn nội thất, phối màu sắc, tận dụng ánh sáng cùng những quy tắc trong thiết kế để mang đến không gian thu hút nhất cho cửa hàng. Với cùng một loại nội thất phổ biến trên thị trường, khi được kết hợp khéo léo, hài hòa với các yếu tố xung quanh sẽ giúp cửa hàng của bạn thêm phần đẹp mắt và khác biệt với những cửa hàng khác. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự yêu thích và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí khi thiết kế nội thất cửa hàng
Không ít chủ đầu tư cho rằng việc thiết kế nội thất là tốn kém và là khoản chi lãng phí, không cần thiết. Tuy nhiên, thiết kế nội thất giúp gia tăng giá trị lâu dài cho cửa hàng của bạn. Việc thuê đơn vị thiết kế có thể là chi phí tốn kém ban đầu nhưng sẽ là lợi ích về sau, là công cụ “marketing 0 đồng” hữu hiệu cho cửa hàng. Một kiến trúc sư chuyên nghiệp sẽ hiểu rõ về bố cục, màu sắc, ánh sáng và phối hợp chúng một cách hài hòa. Khi đó, bạn sẽ không cần lo lắng về sự bất hợp lý, thiếu khoa học trong thiết kế cửa hàng cũng như không cần tốn thêm chi phí sửa chữa, trùng tu theo xu hướng thị trường.
2. Mẫu thiết kế cửa hàng thực phẩm theo mặt hàng kinh doanh
Mẫu 01: Thiết kế cửa hàng thực phẩm sạch
Mẫu 02: Thiết kế cửa hàng rau sạch
Mẫu 03: Thiết kế cửa hàng hoa quả, trái cây nhập khẩu
Mẫu 04: Mẫu thiết kế cửa hàng nông sản
Mẫu 05: Thiết kế cửa hàng hải sản
3. Xu hướng thiết kế cửa hàng thực phẩm
- Thiết kế cửa hàng thực phẩm nhỏ mini
Đối với những cửa hàng có diện tích mặt bằng hạn chế, chủ cửa hàng có thể lựa chọn theo phong cách tối giản, tối ưu nội thất, các chi tiết trong thiết kế. Thực tế, xu hướng thiết kế cửa hàng thực phẩm nhỏ mini ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện dụng của nó. Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu mỗi ngày nên không gian nhỏ sẽ giúp việc mua sắm thuận tiện, nhanh chóng hơn, tránh “sa đà” vào nhiều mặt hàng khác nhau trong các cửa hàng không gian lớn. Bạn hãy lựa chọn hệ thống nội thất tủ kệ vân gỗ, kệ sắt,...đơn giản tối ưu công năng.
Dù không gian nhỏ nhưng bạn cũng đừng quên phân chia khu vực công năng riêng biệt, có thể sử dụng 1 vài kệ đựng hoa quả, kệ trưng bày rau cạnh nhau và đồ đông lạnh để phía cuối không gian. Ngoài ra, đừng bỏ lỡ các vách tường nhé, đó cũng là địa điểm lý tưởng để bố trí nội thất đó. Bạn cũng có thể “ăn gian” diện tích cửa hàng bằng chất liệu kính cùng hệ thống màu sắc ánh sáng thoáng đãng, đẹp mắt.
- Thiết kế cửa hàng thực phẩm không gian xanh
Hiện nay, ứng dụng không gian xanh vào thiết kế đang trở thành xu hướng mới, đặc biệt khi ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch bệnh khó lường khách hàng thường mong muốn những không gian xanh mát, thoáng đãng. Nghiên cứu khoa học từng chỉ ra, màu xanh lá cây có khả năng chữa lành, bồi bổ thị giác, thư giãn tâm hồn của mỗi người. Khi mệt người đang gặp phải mệt mỏi, căng thẳng nhìn thấy màu xanh mát của cây lá sẽ giúp tinh thần khoan khoái và cảm thấy được yêu thương hơn.
Không gian xanh không chỉ được thể hiện qua loại thực phẩm bày bán, cây cối trang trí mà còn qua màu sắc ánh sáng và thiết kế nội thất trong không gian cửa hàng. Bạn có thể trưng bày các sản phẩm rau xanh một cách khoa học, thu hút ở vị trí trung tâm, dễ quan sát của cửa hàng để tạo cảm giác bắt mắt, thích thú cho khách hàng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nội thất tủ kệ, tủ đông lạnh có màu xanh thu hút. Ngoài ra, điểm xuyết không gian bằng những bức tranh ảnh nghệ thuật sắc xanh cũng là biện pháp hiệu quả giúp gia tăng tính thẩm mỹ, đưa không gian xanh vào cửa hàng. Bạn cũng nên đặt cây xanh tại mặt tiền cửa hàng và trong cửa hàng.
- Thiết kế cửa hàng thực phẩm cao cấp
Thiết kế cửa hàng thực phẩm cao cấp hướng tới đối tượng có thu nhập cao, hướng tới không gian mua sắm tiêu chuẩn và chất lượng vượt trội. Bởi vậy, không gian cửa hàng cần thu hút từ mặt tiền, bảng hiệu cửa hàng cho tới không gian nội thất bên trong. Bạn cần tạo ấn tượng tốt cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên với không gian cửa hàng đẹp thoáng, độc đáo và sang trọng. Chủ đầu tư có thể thiết kế cửa kính rộng có thể nhìn vào không gian bên trong, cần định hình phong cách ngay từ đầu, ví dụ bạn muốn theo phong cách Hàn Quốc sang chảnh thì có thể thiết kế không gian mặt tiền bằng tấm biển gỗ bắt mắt, bố trí cây xanh thu hút khách hàng. Bảng hiệu cửa hàng được coi là bộ mặt, là thương hiệu riêng, bạn cần gây ấn tượng mạnh ở điểm này, thiết kế kiểu chữ độc đáo nhưng đảm bảo tính dễ đọc, dễ nhớ. Lựa chọn gam màu sáng sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng, hiện đại của cửa hàng.
Khi bước vào cửa hàng, sự ngăn nắp, khoa học sẽ là yếu tố đầu tiên cần được chú ý, thiết kế nội thất cửa hàng thực phẩm cần cầu kỳ, chau chuốt hơn với hệ thống tủ kệ bằng gỗ cao cấp. Thực phẩm cần đảm bảo tính tươi ngon, thường xuyên kiểm tra thực phẩm để kịp thời loại bỏ mặt hàng không đạt chuẩn. Chủ cửa hàng cũng không nên bỏ qua các chi tiết nhỏ trong thiết kế cửa hàng như phần chữ viết ở các quầy kệ cần rõ nét, sạch đẹp, tránh tình trạng chữ bị rách hay bám bẩn. Cùng với đó, bổ sung thêm cây xanh hay trang trí cửa hàng bằng tranh ảnh, đèn chùm cao cấp cũng giúp không gian thêm sang trọng.
4. Lưu ý khi thiết kế cửa hàng thực phẩm
- Thiết kế mặt bằng công năng cửa hàng
Mặt bằng công năng cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế cửa hàng thực phẩm bởi với số lượng hàng hoá lớn thì việc bài trí gọn gàng, khoa học sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Dù cửa hàng của bạn có diện tích mặt bằng lớn hay nhỏ đều có thể áp dụng dụng cách này. Bạn hãy liệt kê tất cả loại sản phẩm bày bán trong cửa hàng và tiến hành phân chia theo từng khu vực: khu đồ đông lạnh thịt cá, khu bày bán hoa quả, khu để đồ ăn vặt, gia vị thiết yếu, khu để các loại rau củ quả,...Có thể chúng ta thấy những khu vực này chiếm diện tích không lớn và có thể bày bán chung đỡ tốn diện tích, nội thất tủ kệ. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến không gian thiết kế cửa hàng thực phẩm sạch bị bó hẹp, kém hiệu quả. Thứ nhất, để đồ chung không hề giúp diện tích thêm mở rộng mà với một vài chiếc kệ lớn để tất cả sản phẩm sẽ khiến cửa hàng của bạn nom khá bề bộn. Hơn nữa, việc này sẽ khiến khách hàng rất khó chọn lựa sản phẩm và thiếu hụt không gian riêng để chọn mua mặt hàng cần thiết.
Sau khi phân loại xong các mặt hàng sản phẩm phù hợp, bạn hãy chọn giá, tủ kệ thích hợp. Với những thực phẩm chủ đạo, số lượng lớn nên chọn tủ lớn, nhiều ngăn, tầng để tận dụng tối ưu. Cứ như vậy, bạn hãy cân nhắc những mặt hàng có số lượng ít hơn để lựa chọn loại kệ phù hợp nhé. Tiếp theo, chủ đầu tư hãy sắp xếp vị trí của các khu vực hợp lý, tiếp tục dựa vào mặt hàng chủ đạo và tính liên quan giữa các sản phẩm để thiết kế không gian khoa học, hợp lý nhất. Theo hướng nhìn từ ngoài vào, bạn nên đặt các loại hoa quả ở giữa cửa hàng và tận dụng tối ưu các vách góc tường để bày biện sản phẩm. Bạn có thể chọn hệ thống dàn dựng thực phẩm và sắp xếp theo hình chữ U sát các bức tường này giúp không gian thêm thoáng rộng rõ rệt.
Thiết kế cửa hàng thực phẩm không chỉ mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng mà bạn còn có thể kiểm kê hàng hóa thuận lợi hơn.
- Thiết kế nội thất cửa hàng thực phẩm
Hệ thống đồ dùng nội thất như giá kệ, tủ đông trong cửa hàng thực phẩm giữ vai trò quan trọng không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ của cửa hàng mà còn đề cao giá trị của mặt hàng kinh doanh. Thiết kế nội thất trong cửa hàng thực phẩm có phần phức tạp hơn các cửa hàng chuyên biệt khác. Mặt hàng rất đa dạng, có thể là thịt cá cấp đông, hoa quả sạch, rau củ tươi hay đồ khô. Với mỗi loại mặt hàng sẽ yêu cầu nội thất khác nhau. Bởi vậy, cần đặc biệt chú ý đến chất lượng và sự phù hợp khi đặt chúng trong cùng một không gian cửa hàng.
Thông thường, đối với thực phẩm rau quả sạch, nên lựa chọn kệ trưng bày với chất liệu gỗ tự nhiên, lành tính và bật lên tính an toàn của sản phẩm. Ngoài ra, màu sắc của gỗ cũng rất nhã nhặn, gia tăng tính thẩm mỹ cho cửa hàng. Ngoài ra, có thể cân đối lựa chọn loại kệ chân sắt đơn giản. Đối với tủ đông lạnh, bạn hãy cân nhắc tính toán để đáp ứng số lượng hàng hoá. Vì tủ đông lạnh, cửa kính rất dễ bám bụi nên hãy đảm bảo luôn vệ sinh tủ sạch sẽ nhé.
- Thiết kế cửa hàng thực phẩm với màu sắc, ánh sáng cuốn hút
Trong bất kỳ công trình thiết kế nào, hệ thống màu sắc ánh sáng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của khách hàng. Thiết kế cửa hàng thực phẩm sạch tiêu chuẩn cần kết hợp hài hoà giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Cửa hàng cần tận dụng hướng chiếu sáng vào ban ngày vừa mang đến cảm giác tươi mát, thoáng đãng cho không gian vừa giúp tiết kiệm điện năng. Đối với ánh sáng nhân tạo, chủ cửa hàng cần lưu ý về tính chất của các loại ánh sáng. Ví dụ, trong khu vực trưng bày hoa quả tươi, cần tránh sử dụng ánh sáng phát nhiệt mạnh, dễ làm bay hơi nước cũng như giảm độ tươi ngon của rau củ quả, thay vào đó nên chọn ánh sáng dịu nhẹ, hướng ánh vàng để sản phẩm thêm tươi và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Ngược lại, đối với khu vực đồ đông lạnh, đèn led có nhiệt cao, sắc trắng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp thực phẩm trông tươi mát hơn, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Cùng với đó, màu sắc chủ đạo trong cửa hàng cũng quyết định không gian thiết kế cửa hàng thực phẩm có đẹp mắt hay không. Màu sắc sẽ quyết định bởi màu tường, đồ nội thất, đồ trang trí,...Thực phẩm hoa quả, rau xanh,...đã sở hữu gam màu nổi bật, tươi sáng nên với màu tường và nội thất bạn nên chọn gam nhẹ nhàng, sáng như màu be, trắng,...làm nổi bật không gian. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể trang trí thêm những bức tranh ảnh, đèn downlight, đèn trang trí tạo điểm nhấn thu hút, độc đáo.
5. Dịch vụ thiết kế thi công cửa hàng thực phẩm trọn gói KenPlus
Với kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều dự án thiết kế thi công cửa hàng cùng đội ngũ kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén trước các xu hướng mới, KenPlus tự hào mang đến giải pháp thiết kế tối ưu cho hàng trăm công trình cả trong và ngoài nước. Đến với KenPlus, khách hàng sẽ được trải nghiệm phong cách làm việc chuyên nghiệp, quy trình làm việc rõ ràng và tư vấn tận tình, chu đáo nhằm sáng tạo không gian thiết kế cửa hàng thực phẩm thu hút và tối ưu nhất.
Hiện tại, KenPlus đang áp dụng rất nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế thi công cửa hàng trọn gói. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất nhé.