Xây dựng thương hiệu là không thể thiếu trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. Trong đó, việc đặt tên cửa hàng mẹ và bé là cả một bài toán chiến lược. Hãy cùng Ken Plus tìm hiểu sâu hơn về điều này với những nguyên tắc, bí quyết và hướng dẫn để bạn có thể đặt được 1 cái tên ưng ý cho cửa hàng của mình nhé!
1. Tầm quan trọng cửa việc đặt tên cửa hàng mẹ và bé
Dù mở 1 hay 2-3 cửa hàng, hoặc mở một chuỗi thì việc đặt tên cửa hàng mẹ và bé cũng vô cùng quan trọng. Tên cửa hàng chính là trở thành thương hiệu của bạn
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association - AMA) đã định nghĩa về thương hiệu như sau "Thương hiệu" (brand) là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hoá hay dịch vụ của những người bán khác”.
Tuy nhiên, thương hiệu không đơn thuần chỉ là một tên gọi cho một cửa hàng, một công ty, mà còn là một thông điệp đầy ý nghĩa gắn liền với công ty xuyên suốt quá trình kinh doanh. Một thương hiệu mạnh có thể đưa hoạt động kinh doanh của bạn lên đỉnh cao, giúp đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả và dễ dàng. Thương hiệu là ấn tượng, cảm xúc của khách hàng khi nhớ nhắc đến cửa hàng của bạn. Một thương hiệu càng in đậm vào tâm trí khách hàng thì càng có lợi cho việc kinh doanh. Mỗi khi khách hàng cần mua đồ mẹ và bé, nếu trong đầu họ bật ngay ra thương hiệu của bạn thì khả năng họ sẽ đi đến cửa hàng của bạn và mua sắm là rất cao. Vì vậy, đặt tên cửa hàng sao cho ấn tượng, phù hợp để khách hàng ghi nhớ là rất quan trọng.
Tên các thương hiệu đồ Mẹ và Bé trên thế giới
Vậy làm thế nào để có được một cái tên như vậy, mời bạn cùng tham khảo một số nguyên tắc sau đây nhé!
2. Những nguyên tắc cơ bản khi đặt tên cửa hàng mẹ và bé
Đặt tên cửa hàng/thương hiệu không hề dễ và luôn là vấn đề làm các chủ cửa hàng đau đầu nhất khi mới thành lập. Cách bạn đặt tên cho cửa hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh sau này. Khách hàng không thể nhớ nổi tên thương hiệu, cùng các lưu ý khi đặt tên thương hiệu khác mà được liệt kê bên dưới
Bạn nên chọn một cái tên không những dễ nhớ mà còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Chọn tên cửa hàng/thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ
Đối với những cửa hàng nhỏ và chỉ muốn dừng lại ở đó chứ không muốn phát triển thêm, thì vấn đề này có thể không quá cấp thiết. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng và gắn bó lâu dài với cửa hàng (ví dụ như là thành lập, tương lai phát triển thành một chuỗi cửa hàng) thì bạn nên chọn một cái tên có thể bảo hộ được.
Một khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển và trở nên lớn mạnh, một cái tên được bảo hộ về mặt pháp lý có thể giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro đồng thời tránh bị “nhái” thương hiệu.
- Nên đặt tên cửa hàng/thương hiệu có sẵn tên miền
Thời buổi công nghệ, mọi người mua sắm online rất nhiều, chúng ta kinh doanh không thể thiếu một website cho cửa hàng của mình. Mặt khác, đa phần các website doanh nghiệp đều lấy theo tên thương hiệu. Vậy nên, nếu bạn có ý đặt tên thương hiệu nhưng không thể đăng ký tên miền với cái tên đó thì nên xem xét lựa chọn một cái tên khác để phát triển. Bạn cũng nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt, phòng trường hợp bị người khác mua trước.
3. Bí quyết đặt tên cửa hàng mẹ và bé hay và hiệu quả
- Chọn tên cửa hàng/thương hiệu đơn giản và dễ nhớ
Nếu khách hàng không nhớ tên họ sẽ nhắc đến cửa hàng của bạn bằng cách nào? Hoặc khi muốn giới thiệu với bạn bè họ phải giới thiệu bằng cái tên gì? Hay là họ lại nhớ và giới thiệu nhầm tên cửa hàng của bạn sang tên một cửa hàng khác hoặc phải mô tả rất lằng nhằng?…
Khách hàng không nhớ tên cửa hàng/thương hiệu có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt. Nhưng bạn lại không thể ép khách hàng phải nhớ một cái tên nếu cái tên đó quá phức tạp và khó nhớ.
Khi đặt tên cửa hàng hãy chọn những cái tên đơn giản, có chứa các nguyên âm “a,i,o, e”cho dễ nhớ. Ngoài ra tên cửa hàng của bạn cần phải đánh vần được thì mới có thể đăng ký bảo hộ được nhé các bạn.
Hai thương hiệu đồ Mẹ và Bé: Con Cưng và Shop Trẻ thơ
- Không liên tưởng đến nghĩa tiêu cực
Chắc hẳn bạn sẽ không muốn người khác cười nhạo, chế giễu tên cửa hàng của mình đâu đúng không nào?
Khi đặt tên cửa hàng, hãy tránh các lỗi về âm lẫn về nghĩa, làm khách hàng liên tưởng tới những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm, đen đủi, rủi ro… Đặc biệt nếu bạn sử dụng tên nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó.
- Liên quan với ngành nghề hoặc sản phẩm
Tên cửa hàng không nhất thiết phải liên quan tới ngành nghề hoặc sản phẩm mẹ và bé bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên đối với những cửa hàng nhỏ, mới, chưa được biết đến nhiều, đặt tên cửa hàng liên quan với ngành nghề sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông, quảng cáo.
Hai thương hiệu đồ Mẹ và Bé
- Tên cửa hàng/thương hiệu cần khác biệt
Trong kinh doanh, việc trùng lặp hoặc tương đồng về tên cửa hàng/thương hiệu mang lại cho bạn rất nhiều bất lợi, đặc biệt là khi bị tương đồng với các cửa hàng khác. Ví dụ khách hàng có thể nhầm lẫn cửa hàng của bạn và cửa hàng của đối thủ, dẫn đến nguy cơ mất khách hàng.
Khi đặt tên thương hiệu lưu ý không nên đặt tên giống hoặc na ná với các cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng này ở gần khu vực hay các chuỗi cửa hàng lớn, kể cả sử dụng những yếu tố mà họ đã sử dụng.
4. Các bước đặt tên cửa hàng mẹ và bé
Không nên đặt tên theo ý tưởng bộc phát, mọi thứ đều dễ dàng có thay đổi khi bạn có thêm một ý tưởng bộc phát khác. Như vậy rất mất thời gian, tiền của và công sức. Sau đây là các bước đặt tên cửa hàng bạn có thể tham khảo
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh
Bạn cần tìm hiểu, đánh giá mọi phương diện trước khi bạn đặt tên cửa hàng của mình. Cùng tìm hiểu xem các cửa hàng cùng bán sản phầm là đồ mẹ và bé đặt những cái tên như thế nào? Từ đó, thấy được xu hướng đặt tên là gì, những cái tên nào ít người sử dụng, độ dài thường thấy là bao nhiêu.
Bước 2: Xác định thông điệp, ý nghĩa tên cửa hàng muốn hướng tới
Bước 3: Phát triển ý tưởng tự do
Không có ý tưởng nào là sai là chưa phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình. Vì vậy, càng phát triển theo nhiều hướng và có nhiều ý tưởng thì càng tốt. Ngay cả những phương án ban đầu tưởng chừng là điên rồ, là vô lý nhưng biết đâu sau khi lọc ý tưởng đó lại là những “idea” tuyệt vời đầy đột phá. Cân nhắc, xem xét từng khía cạnh phương diện, đứng ở mọi góc nhìn để kéo dài danh sách ý tưởng và cho ra lò những tên cửa hàng không chỉ đẹp, hay mà còn mang nội hàm ý nghĩa sâu sắc.
Bước 4: Sàng lọc, rút gọn danh sách
Dựa trên list danh sách đã có, bạn có thể tự đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn (dựa vào những nguyên tắc và bí quyết ở trên) để đưa ra danh sách rút gọn. Sau đó dựa vào những tiêu chí ban đầu đặt ra để tìm được phương án cho là tối ưu và đáp ứng mọi yêu cầu.
5. Một số tên cửa hàng mẹ và bé ở Việt Nam
Có thể phân biệt các tên thương hiệu đồ mẹ và bé ở Việt Nam thành các nhóm
Tiếng việt: Shop trẻ thơ, Con cưng
Tiếng Anh: Nous, Kids plaza
Tên dựa trên phát âm của các em bé: Bibo mart (bi bô), Bibabo, Chuchubaby
Tên thể hiện rõ ngành, sản phẩm kinh doanh: Cửa hàng Mẹ & Bé Titucare, Cửa hàng Mẹ & Bé Baby mall, Hệ thống siêu thị Mẹ và Bé 1080, Hằng Japan Kids
Tên chỉ các em bé hay mẹ: Happy babies, Mamamy, Ori Kids, Bé Tôm shop
>> Xem thêm: Thiết kế công năng cửa hàng mẹ và bé khoa học
>> Xem thêm: Thiết kế cửa hàng mẹ và bé theo 4 bố cục điển hình
>> Xem thêm: Bật mí cách thiết kế shop thời trang mẹ và bé đẹp “chất ngất”
Ken Plus mong rằng bài viết hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm ý tưởng đặt tên cho cửa hàng của mình! Đặt tên cửa hàng phải đi cùng với thiết kế cửa hàng đồng nhất thì mới tạo dựng được thương hiệu khiến khách hàng ghi nhớ. Nếu bạn cần bất kì sự tư vấn gì về thiết kế cửa hàng mẹ và bé,đừng ngại ngần liên hệ với Ken Plus qua hotline 098 7577726! Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng chủ đầu tư để xây dựng nên một thương hiệu của riêng bạn.