Khi bước vào mỗi cửa hàng khác nhau khách hàng luôn có những cảm nhận khác nhau. Nếu họ cảm thấy thoải mái, thích thú với việc mua sắm, chắc chắn họ sẽ mua nhiều hơn. Thiết kế siêu thị mini đẹp có thể khiến cảm giác của khách hàng dễ chịu hơn, từ đó thúc đẩy khách hàng ở lại siêu thị lâu và mua nhiều hơn. Cảm giác của mỗi người được tạo nên từ 5 giác quan lần lượt là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Vậy thiết kế siêu thị mini thế nào để đem lại cảm nhận tuyệt vời nhất cho khách hàng, hãy cùng Ken Plus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thiết kế có thể giúp tăng doanh số
Có rất nhiều yếu tố phải cân nhắc, nhưng dưới đây là 4 yếu tố cơ bản nhất ảnh hướng đến thiết kế siêu thị mini đẹp.
- Bố cục:
Nhiều chủ cửa hàng thừa nhận rằng với lần đầu tiên mở cửa hàng, họ không nhận ra tầm quan trọng của bố cục và tác động của nó đến hành vi và xu hướng mua của người mua hàng. Mỗi cách bố trí cửa hàng đều có ưu và nhược điểm riêng và mỗi cách bố trí cung cấp cho nhà bán lẻ một số cách để tác động đến lưu lượng người ra vào từng khu vực trong cửa hàng. Như vậy, nếu có một bố cực hợp lý thì có thể tối ưu lượng khách hàng trong cửa hàng cùng một thời điểm và thúc đẩy họ đến những khu vực khuất trong siêu thị mini của bạn.
- Màu sắc:
Hiệu ứng tâm lý của màu sắc rất quan trọng đối với việc thiết kế siêu thị mini đep. Mỗi màu sắc lại gợi lên một cảm nhận khác nhau. Rõ ràng, việc sử dụng màu sắc một cách thông minh rất quan trọng trong thiết kế cửa hàng. Vì mọi người bị thu hút bởi những gam màu nóng, nên màu vàng và đỏ có thể giúp thu hút khách hàng vào cửa hàng qua lối vào. Các màu lạnh như xanh lam và xanh lá cây có xu hướng làm dịu con người và hữu ích trong những khu vực mà khách hàng cần thời gian để cân nhắc về quyết định mua hàng.
- Ánh sáng:
Ánh sáng thích hợp là một trong những cân nhắc quan trọng nhất trong thiết kế siêu thị mini đẹp. Nó là một phần không thể thiếu trong thiết kế nội và ngoại thất của siêu thị mini. Ánh sáng phải phù hợp với tâm trạng mà chủ cửa hàng đang cố gắng tạo ra cho khách hàng – sự thoải mái, dễ chịu khi mua sắm. Ánh sáng có thể điều phối để làm nổi bật những khu vực trưng bày các sản phẩm mà chủ siêu thị muốn khách hàng mua nhiều hơn. Quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng, hoặc thậm chí không đúng loại ánh sáng, có thể tạo ra ấn tượng sai về hàng hóa được trưng bày khiến khách hàng không nhìn nhận đúng nhất về sản phẩm đó. Ví dụ, ánh sáng không chuẩn có thể biến một miếng thịt còn tươi trở thành đã cũ, và điểu đó hẳn sẽ khiến khách hàng không muốn mua.
- Trần nhà:
Trần nhà đại diện cho một yếu tố thiết kế nội thất quan trọng. Trần nhà càng cao, càng có nhiều không gian để sưởi ấm và làm mát với tỷ lệ năng lượng ngày càng tăng. Chiều cao trần đang ít được tiêu chuẩn hóa hơn trong các cửa hàng, siêu thị mini. Các nhà thiết kế đang tận dụng nhiều kiểu thả trần khác nhau để tạo ra sự khác biệt cho các cửa hàng.
2. Hành vi mua sắm trong siêu thị mini
Sau khi đã nắm được thiết kế có thể ảnh hưởng đến việc mua sắm của khách hàng thế nào thì tiếp theo, chúng ta cùng chỉ ra các hành vi mua sắm trong siêu thị mini của khách hàng để có thể đưa ra phương án thiết kế siêu thị mini đẹp và thuận tiện nhất cho khách hàng nhé.
Về thời gian mua sắm, khách hàng đi mua ở siêu thị mini có thể chia làm 3 kiểu phổ biến nhất. Kiểu thứ nhất, những người dành hẳn một khoản thời gian vào lúc rảnh để đi sắm đồ cho gia đình. Kiểu thứ hai, khách hàng tạt qua siêu thị mini sau giờ tan ca để mua sắm những đồ cần thiết ngay cho buổi tối hôm đó. Kiểu cuối cùng, khách hàng tới siêu thị mini để mua 1-2 món đồ cụ thể mà họ đang cần nhưng chợt hết hoặc phát hiện ra rẳng nhà mình không có. Với cả ba kiểu này, khách hàng đều mong muốn có thể tìm hàng nhanh, dễ dàng trong siêu thị mini.
Về việc tư vấn bán hàng, không giống như việc mua đồ điện tử như laptop, đồng hồ,.. hay trang sức như vòng, nhẫn kim cương,… khách hàng cần được tư vấn nhiều, Khách hàng mua sắm ở siêu thị mini thường muốn tự mình mua và chỉ hỏi nhân viên bán hàng khi họ cần thiết.
Về cảm nhận mong muốn trong cửa hàng, đó là sự sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo vệ sinh và tươi mới. Đối với một siêu thị mini bán các đồ tạp hóa, chủ yếu là thực phẩm và đồ dùng cá nhân thì ai cũng mong muốn siêu thị mini đó phải thật sạch sẽ, đồ ăn thì tươi mới, được bảo quản đúng cách.
3. Bí quyết thiết kế siêu thị mini đẹp để tăng doanh số
- Bố cục siêu thị mini dạng lưới
Với các kiểu hành vi mua sắm siêu thị mini nêu trên thì bố cục hợp lí nhất thường được dùng là bố cục cửa hàng dạng lưới. Bố cục cửa hàng dạng lưới hay còn được gọi là bố cục mặt bằng thẳng được thiết kế khá đơn giản. Đó là sử dụng lặp đi lặp lại một kiểu sắp xếp bằng việc sử dụng các kệ song song.
Lợi ích đầu tiên, nổi bật nhất phải đề cập tới khi nói về bố cục dạng lưới đó là sự tối đa hóa không gian siêu thị mini, từ đó đem lại lợi ích lớn về kinh tế. Ngoài ra, chủ cửa hàng cũng dễ dàng phân loại hàng hóa theo bố cục này.
Sơ đồ mặt bằng dạng lưới cũng là một yếu tố giúp khách hàng dễ định hướng và giúp tiết kiệm thời gian. Khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy các khu vực trưng bày đồ họ muốn mua, và bỏ qua những khu vực không phục vụ nhu cầu của họ. Sau đó, lấy những gì muốn mua và rời đi. Không chỉ thể, lối đi rõ ràng, dễ nắm bắt còn góp phần vào việc theo dõi an ninh siêu thị mini được thuận tiện hơn. Cuối cùng, loại hình bố cục này khuyến khích khách hàng tự phục vụ như mong muốn của họ nhờ sự dễ dàng tự tìm kiếm và mua sắm, nhờ đó làm giảm chi phí thuê nhân viên.
>> Xem thêm: Mẫu thiết kế siêu thị mini theo bố cục điển hình
- Màu sắc mát mắt
Để tạo cho khách hàng cảm giác sạch sẽ, tươi mới nên nhiều siêu thị mini đã chọn những gam màu nhạt, dễ chịu (như trắng, vàng nhạt) hoặc mang lại cảm giác thiên nhiên (như xanh lá cây, xanh biển).
- Ánh sáng chan hòa khắp không gian
Hệ thống chiếu sáng bao phủ từng góc trong không gian siêu thị mini để tôn rõ lên các sản phẩm. Ngoài ra, khác với các cửa hàng quần áo, trang sức hay dùng ánh sáng vàng để tạo cảm giác sang trọng, ấm áp, siêu thị mini nên sử dụng ánh sáng với sắc trắng chủ yếu để tạo cảm giác sạch sẽ, thông thoáng cho không gian.
- Trần nhà cao và đơn giản
Bám sát mục tiêu tạo cảm giác sạch sẽ, gọn gàng cho khách hàng khi bước vào siêu thị mini. Siêu thị mini vốn cần trưng bày rất nhiều hàng hóa nên không gian càng rộng rãi càng tốt. Nếu không gian không được mở rộng tối ưu, hàng hóa nhiều, lối đi chật hẹp, lại thêm lúc đông khách, chắc chắn sẽ làm cho người mua hàng thất bí bách, khó chịu. Vì thế, trần nhà trong siêu thị mini thường được thiết kế cao và tối giản để tạo cảm giác thông thoáng. Ngoài ra, cũng nên sử dụng màu sắc trùng với màu tường để tạo hiệu ứng mở rộng về không gian.
>> Xem thêm: Dự toán chi phí thiết kế thi công siêu thị mini cho người mới
>> Xem thêm: 3 bí quyết thiết kế siêu thị mini thu hút
Trên đây là toàn bộ những bí quyết mà Ken Plus đã nghiên cứu, tổng hợp từ sách vở lẫn thực tiễn để thiết kế siêu thị mini đẹp nhất và thoải mái nhất cho việc mua sắm của khách hàng. Bên cạnh những bí quyết này, mỗi siêu thị mini lại có những phong cách riêng khác nhau. Bạn đã có ý tưởng gì cho siêu thị mini của mình chưa? Đừng ngại ngần chia sẻ với Ken Plus để chúng ta có thể đồng hành cùng nhau tạo nên một siêu thị mini độc đáo của riêng bạn!